Sự khác biệt của Cà phê đặc sản

Sự khác biệt của Cà phê đặc sản

Buôn Ma Thuột - vùng đất đỏ bazan hùng vĩ của Tây Nguyên, được biết đến như thủ phủ Cà phê của Việt Nam - nơi mà mỗi hạt Cà phê được tạo ra đều mang đậm hương vị và linh hồn của vùng đất này. Cà phê Đặc sản Buôn Ma Thuột không chỉ đơn thuần là một thức uống, mà còn là kết tinh của cả một quá trình chăm sóc, chọn lọc và chế biến tỉ mỉ.

Cà phê đặc sản là loại cà phê được trồng trong vùng tự nhiên được kiểm tra nghiêm ngặt kĩ lưỡng .Vậy sự khác biệt giữa Cà phê Đặc sản so với các loại cà phê khác như thế nào hãy cùng The Espresso tìm hiểu nhé

Sự khác biệt của Cà phê Đặc sản

Cà phê Đặc sản là kết quả của một quá trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt từ nông trại đến tách cà phê. Để được công nhận là Cà phê Đặc sản, hạt Cà phê phải đạt trên 80 điểm theo tiêu chuẩn của SCA (Specialty Coffee Association). Điểm số này dựa trên nhiều yếu tố như hương khô, hương ướt, độ chua, độ ngọt, body, và nhiều yếu tố khác. Mỗi bước trong quy trình, từ thu hái, sơ chế đến rang xay, đều được thực hiện một cách cẩn thận để đảm bảo rằng hạt Cà phê giữ được hương vị tinh túy nhất.

Quy trình sản xuất Cà phê Đặc sản 

1. Kiểm soát giống và vùng trồng

Một cây con sau khi ươm hạt đến khi đủ điều kiện trồng, mất khoảng 9-12 tháng chăm sóc kỹ lưỡng trong vườn ươm. Tiếp theo đó, cần khoảng 3 năm chăm sóc để cây có thể bắt đầu ra trái bói vụ đầu tiên. Mỗi năm, quá trình chăm sóc từ làm cỏ, tưới nước, bón phân…diễn ra suốt hơn 9 tháng cho đến khi trái chín và sẵn sàng cho thu hoạch.

Đối với Cà phê Đặc sản, việc kiểm soát quá trình hình thành trái còn tỉ mỉ hơn, ở chỗ giống cây và vùng trồng được chọn lọc hết sức kỹ lưỡng. Giống cây và độ cao của vùng trồng là hai yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến chất lượng hạt Cà phê Đặc sản, và luôn là tiêu chí hàng đầu trong danh mục thông tin sản phẩm của Cà phê Đặc sản.

 

2. Kiểm soát thu hoạch

Thu hoạch Cà phê Đặc sản đòi hỏi sự cẩn trọng và có chọn lọc. Cà phê được thu hái khi đã chín tới giữa vụ, đảm bảo chất lượng hạt và độ đường trong trái. Thông thường, những vườn cây được chăm sóc không đạt tiêu chuẩn, quả chín không mọng, độ đường ít sẽ không được chọn để sản xuất Cà phê Đặc sản. Ngược lại, Cà phê thông thường thường được thu hoạch hàng loạt khiến cho các quả chưa chín, quả khô, thậm chí quả non và chín cùng bị trộn lẫn, làm giảm chất lượng của sản phẩm.

3. Quy trình chọn lọc

Sau khi thu hoạch, hạt Cà phê Đặc sản trải qua một quá trình chọn lọc kỹ lưỡng, rửa sạch và loại bỏ những quả khô, sâu, non…, chỉ những hạt Cà phê chắc, chín mọng mới được chọn đưa vào chế biến. Trong khi đó, Cà phê thông thường không được trải qua quy trình này nên trong Cà phê có thể có nhiều hạt xanh, non,… ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

 

4.Lên men & phơi ktheo tiêu chuẩn cao

Cà phê Đặc sản có thể được lên men yếm khí trong 2-3 ngày để phát triển hương vị đặc sắc, bao gồm hương rượu vang, trái cây chín và gia vị. Sau đó, hạt Cà phê được phơi khô một cách chậm rãi dưới ánh nắng tự nhiên trong nhà kính, đảm bảo giữ nguyên hương vị tinh túy. Toàn bộ quy trình phơi, hạt Cà phê được để trên giàn phơi cách mặt đất khoảng 1m, được kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, tránh bụi bẩn, nấm mốc và côn trùng…Còn đối với Cà phê thông thường có thể được phơi dưới đất, trà trộn nhiều tạp chất khi phơi hoặc được sấy nhanh trong lò sấy bằng nhiệt, như vậy về hương vị và độ vệ sinh sẽ gần như không thể so sánh đối với Cà phê Đặc sản

 

5. Kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt

Cupping, hay còn gọi là thử nếm - là công đoạn kiểm tra cuối cùng để đánh giá chất lượng của Cà phê Đặc sản. Mỗi mẻ Cà phê đều phải vượt qua các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và đạt trên 80 điểm theo tiêu chí của SCA. Việc này giúp cho chất lượng Cà phê Đặc sản được kiểm soát ở tầm cao và ổn định, mang tính quốc tế.  Trong khi đó, Cà phê thông thường không nhất thiết phải trải qua quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt này.

Qua bài viết này , The Espresso hy vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về Cà phê Đặc sản và thêm trân quý hơn những ly cà phê đã được kỳ công tạo ra bằng tâm huyết, bằng sự kiên trì và tình yêu cà phê! Hãy theo dõi trang The Espresso để biết thêm thông tin hữu ích hơn về cà phê nhé 
 

Đang xem: Sự khác biệt của Cà phê đặc sản

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng